Mô hình Cốc tay cầm là một trong những loại mô hình phổ biến được giới đầu tư tài chính quan tâm. Thời gian hình thành mô hình khá lâu nên các bạn sẽ khó tìm thấy trên biểu đồ giá. Nhưng một khi đã hình thành thì độ chính xác tương đối cao. Cùng VNS365 tìm hiểu các kiến thức về mô hình này nhé.
1. Mô hình cốc và tay cầm là gì?
Mô hình cốc và tay cầm có tên tiếng anh là Cup and Handle Pattern. Mô hình có hình dáng giống như chiếc cốc có tay cầm được nhà đầu tư người mỹ William J.O’Neil năm 1988.
Mô hình cốc và tay cầm xuất hiện sau khi một xu hướng tăng và sẽ có tín hiệu tích cực là giá sẽ chuyển biến theo xu hướng cũ. Trong nhiều trường hợp mô hình sẽ được hình thành tại cuối của xu hướng giảm, đây là dấu hiệu của sự đảo chiều.
2. Thành phần cấu thành Mô hình cốc và tay cầm
Trong Mô hình cốc và tay cầm được chia thành 2 phần rõ ràng đó là hình vòng cung và hình chữ U. Mô hình này với phần được hoàn thiện trong thời gian khoảng 6 tháng. Miệng cốc có thể bằng nhau hoặc là không bằng nhau.
Phần tay cầm của mô hình thời gian hình thành sẽ ngắn hơn chỉ trong vòng vài tuần.
2.1. Phần Cốc
Phần cốc này được hình thành sau khi xu hướng tăng tối thiểu là 30%. Ở giai đoạn này chính là khởi đầu cho sự biến động tích cực cho đến khi phần tay cầm hình thành một cách hoàn chỉnh.
Thị trường đang ở trong xu hướng tăng rồi mới giảm dần và hình thành nên phần thân cốc ở bên trái.
Sau một khoảng thời gian, giá dịch chuyển giảm xuống phần đáy cốc rồi lại đi lên để hình thành nên phần thân của cốc bên phải.
Cha đẻ của Mô hình cốc và tay cầm nhận định khoảng thời gian để hình thành phần thân cốc sẽ diễn ra trong vòng từ 3 – 6 tháng. Miệng cốc đến đáy cốc sẽ có độ cao khoảng 12 – 15%, cũng có thể lên đến 33% với mức giá tại miệng cốc. Tuy nhiên theo kinh nghiệm của mình thì vấn đề thời gian này chỉ đúng với chứng khoán, với Forex, chúng ta không cần quan tâm quá nhiều về nó.
Ở xu hướng giảm, khi nối 2 đỉnh của cốc lại với nhau sẽ tạo thành một đường kháng cự. Dù 2 đỉnh cốc không cần phải bằng nhau nhưng thông thường đỉnh ở trái sẽ thấp hơn so với đỉnh bên phải. Cho nên đường kháng cự của mô hình sẽ hơi chếch lên. Điều này cũng thể hiện giá đang có xu hướng phá kháng cự để đi lên, kết thúc xu hướng giảm để hình thành xu hướng tăng.
Tương tự, với xu hướng tăng, khi nối miệng cộc lại với nhau sẽ tạo đường hỗ trợ có xu hướng chếch xuống dưới, chứng tỏ giá có xu hướng phá hỗ trợ và kết thúc xu hướng tăng, hình thành xu hướng giảm mới.
Mô hình cốc và tay cầm thuận, tồn tại ở cuối xu hướng giảm
2.2. Phần tay cầm
Phần cốc được hình thành thị trường sẽ bắt đầu có một đợt giá giảm nhẹ, bằng khoảng ½ chiều cao của cốc. Độ sâu không dài quá nửa của độ sâu của cốc.
Sau khoảng thời gian từ 1 – 4 tuần, xu hướng giá của thị trường sẽ đi lên để tạo thành hình tay cầm một cách hoàn chỉnh. Giá tiếp tục tăng thì breakout sẽ vượt khỏi tay cầm và đây là lúc Mô hình cốc và tay cầm được hình thành và xác nhận.
3. Mô hình cốc và tay cầm có cách nhận dạng như thế nào?
Mô hình cốc và tay cầm ít xuất hiện nhưng mang lại nhiều khoản lợi nhuận cho người chơi. Mô hình này hình thành càng nhanh thì các trader càng có nhiều lợi nhuận.
Việc nhận diện mô hình này cũng rất đơn giản vì hình dạng của Mô hình cốc và tay cầm khác so với các mô hình khác. Những đặc điểm của mô hình đó là:
Hình dạng của Mô hình cốc và tay cầm là hình cái cốc và tay cầm. Nếu như phần tay cầm không thể hình thành được do giá luôn tăng chứ không hề giảm. Nhưng mô hình vẫn được gọi là mô hình cốc tay cầm nhưng có cơ hội thành công không cao.
Mô hình xuất hiện ở cuối một xu hướng tăng. Vị trí hình thành của mô hình ở bất cứ đâu cũng không phải là điều quá quan trọng.
Đáy của mô hình thường có hình vòm cung giống như hình chữ U. Hình này sẽ tin tưởng hơn so với hình chữ V.
Độ sâu của tay cầm sẽ không vượt quá ½ độ sâu của thân cốc.
Người chơi cần phải quan sát cũng như phân tích các điểm của mô hình một cách kỹ lưỡng để thực hiện giao dịch một cách dễ dàng.
4. Các cách giao dịch với Mô hình cốc và tay cầm
Cách giao dịch Mô hình cốc và tay cầm rất đơn giản cho nên người chơi cần phải xác định được thời điểm thích hợp để có thể vào lệnh mua. Như vậy là bạn đã có thể chiếm được 80% tỷ lệ thành công.
Cách 1: Tại điểm đáy của phần tay cầm người chơi có thể vào lệnh. Đây chính là cách giao dịch với mô hình cốc tay và tay cầm.
Vị trí để cài lệnh mua lý tưởng đó là điểm cách điểm một đoạn bằng ⅓ so với chiều cao của mô hình.
Cách 2: Giá breakout khỏi vùng tay cầm cũng là thời điểm để bạn vào lệnh. Tại thời điểm này giá tăng lên một cách nhanh chóng và bạn không cần đặt điểm chốt lời.
Đây là một phương pháp an toàn mang đến lợi nhuận ổn định đến với những người chơi tài chính một cách nhanh chóng cũng như tốt nhất.
Điểm cắt lỗ người chơi nên đặt tại phần dưới đáy của tay cầm. Việc sử dụng điểm cắt lỗ sẽ giúp cho người chơi giảm thiểu rủi ro một cách tốt nhất. Những người chơi lâu năm thường đặt điểm cắt lỗ tại mức giá đóng của cây nến có volume lớn nhất.
Trên đây là những thông tin về Mô hình cốc và tay cầm cho những trader có thể tham khảo cũng như tìm hiểu thêm thông tin một cách nhanh chóng .
Bạn cũng có thể tham gia Group Telegram của Team mình để thảo luận nhé,Phương pháp này thực sự rất hay.