Hiện nay, Mô hình nến nhật là một trong những mô hình rất quan trọng được nhiều người đầu tư tài chính quan tâm. VNS365 có cung cấp tất cả những thông tin liên quan đến mô hình này cho bạn tham khảo và tìm hiểu.
1. Mô hình nến nhật là gì và lịch sử dụng của nến nhật
1.1. Lịch sử của mô hình nến Nhật
Mô hình nến Nhật được phát minh từ Munehisa Homma là một thương nhân buôn gạo của Nhật Bản. Ông sinh năm 1724 tại thành phố Sakata, gia đình có rất nhiều đồn điền và chuyên trồng lúa nên việc buôn gạo của ông rất phát triển.
Năm 1750, bố tiếp nhận công việc quản lý kinh doanh của gia đình. Thời điểm này Nhật Bản cũng hình thành sàn trao đổi lúa dạo giống như là sàn Forex. Homma thực hiện giao dịch gạo tại sàn này và sau đó chuyển sang sàn giao dịch lớn nhất đó là Dojima với hơn 1300 thương nhân khác.
Thời điểm đầu gạo được thực hiện giao dịch theo mức giá ở trên sàn giao dịch. Đến năm 1710 thì xuất hiện hình thức giao dịch giống dạng hợp đồng tương lai với tên gọi là phiếu giảm giá. Đối với mỗi phiếu giảm giá được một biên nhân cung cấp gạo cho vụ tiếp theo.
Homma luôn mô tả những biến động của thị trường và trong quá trình nghiên cứu ông đã phát triển phương pháp hiển thị 4 giá cùng một lúc đó là giá cao nhất, giá thấp nhất, giá mở cửa, giá đóng cửa. Và đó cũng chính là mô hình nến Nhật mà người chơi quen thuộc hiện nay.
1.2. Mô hình nến nhật là gì?
Mô hình nến nhật là một mô hình để mô tả lại những biến động liên quan đến giá cả cũng như là biến động tỷ giá. Mô hình nến được mô tả với 4 thông tin về giá liên quan đến 1 phiên giao dịch nhất định. Đó là giá mở cửa, giá đóng cửa, giá thấp nhất, giá cao nhất trong phiên giao dịch mà chúng ta nghiên cứu. Các cây nến được xếp liên tiếp với nhau tạo thành đồ thị nến giúp các Trader có thể dựa vào đồ thị nến đó mà phân tích, phán đoán hướng đi tiếp theo của giá, từ đó kiếm được lợi nhuận cho mình.
Mô hình này được sử dụng ở trên mọi khung thời gian. Tại bất cứ khung nào mà các Trader muốn, thì cũng có thể xem mô hình đó một cách nhanh chóng và dễ dàng.
2. Lý do nên sử dụng Mô hình nến nhật
Trải qua bao nhiêu năm thì mô hình nến Nhật luôn nhận được sự đánh giá cao của người đầu tư tài chính. Nhờ có mô hình này là một công cụ rất hữu ích với các biểu đồ để phân tích xu hướng. Những lý do mà bạn nên sử dụng mô hình này đó là:
Mô hình thể hiện hành động giá
Thông qua cấu trúc, cấu tạo nến mà bạn có thể nhận diện được xu hướng giá đang diễn biến như thế nào một cách rất nhanh chóng mà ko cần dùng đến các indicator, có báo hiệu tín hiệu đảo chiều hay không với những công cụ chỉ báo khác. Từ mô hình giúp cho bạn có thể phán đoán khả năng nên mua hay bán thời điểm nào là thích hợp.
Mô hình trực quan và dễ nhìn
Trên mô hình này có hai màu sắc cũng như là độ dài ngắn ở phần thân nến và bóng nên. Cho nên việc dự đoán khá là chính xác giúp cho người chơi có thể đưa ra quyết định là nên mua hay bán lệnh.
Có thể kết hợp mô hình nến nhật với nhiều công cụ chỉ báo kỹ thuật khác
Chú ý: Mô hình nến Nhật biểu hiện hành động giá, tranh đấu giữa bên mua và bên bán. Nhưng đối với những người đầu tư đã có nhiều năm kinh nghiệm thì các trader nên kết hợp sử dụng với những công cụ chỉ báo kỹ thuật để tăng khả năng phán đoán chính xác thị trường giá của mình.
3. Cấu tạo của Mô hình nến nhật
Đối với mỗi cây nến Nhật sẽ được cấu thành từ 2 phần chính đó là thân nến và bóng nến cùng với 2 dạng nến chính là nến giảm và nến tăng. Mỗi cây nến sẽ cấu thành với 4 thông tin chính về giá đó là:
Giá cao nhất (high): giá tại điểm cao nhất của phiên giao dịch ở trong một khung thời gian nhất định.
Giá thấp nhất (Low): giá thấp nhất tại điểm thấp nhất của phiên giao dịch trong khung thời gian nhất định.
Giá mở cửa (Open): Giá bắt đầu của một phiên giao dịch trong một khung thời gian.
Giá đóng cửa (Close): Giá đóng cửa của một phiên giao dịch trong một khung thời gian.
Cấu tạo của cây nến tăng
- Giá đóng cửa sẽ nằm ở trên giá mở cửa.
- Thân màu xanh hay màu trắng là thân nến
- Phần nằm ngoài phần thân ở bên trên và bên dưới gọi là bóng nến.
- Đỉnh trên của bóng nến là giá cao nhất.
- Đỉnh dưới của bóng nên là giá thấp nhất.
Cấu tạo của cây nến giảm
Cây nến giảm có màu đen với phong cách truyền thống, màu đỏ với phong cách hiện đại được cấu tạo từ những thông số như:
- Giá đóng cửa nằm ở bên dưới giá mở cửa.
- Thân màu đen và màu đỏ gọi là phần thân nến.
- Phần nằm ngoài của thân ở bên trên và bên dưới là bóng nến.
- Đỉnh của bóng nến là giá cao nhất.
- Đáy của bóng nến là giá thấp nhất.
4. Ý nghĩa của mô hình nến Nhật
Thân nến
Thân nến càng dài thì càng thể hiện động lực của giá càng mạnh và nó cho thấy sự áp đảo hoàn toàn của phe này so với phe kia. Nếu là nến xanh, thì động lực mua mạnh. Nếu là nến đỏ thì lực bán mạnh.
Bóng nến
Đối với bóng nến gồm có 2 loại đó là bóng nến trên và bóng nến dưới của cây nến. Đây là một trong những thông tin cần nắm giữ để tiến hành thực hiện các phiên giao dịch của mình.
Bóng nến trên có nghĩa là giá trong phiên đang cao và đính của bóng nên sẽ là giá cao nhất tại phiên giao dịch đó. -> Điều đó cho thấy sự từ chối giá của phe bán, đã có lực bán rất mạnh đẩy giá ngược trở xuống.
Bóng nến dưới có nghĩa là giá trong phiên đang thấp, đáy của bóng nến sẽ là giá thấp nhất của phiên giao dịch. -> Điều đó cho thấy sự từ chối giá của phe mua. Đã có lực mua rất mạnh đẩy giá ngược trở lại.
5. Các mô hình nến Nhật cơ bản trong giao dịch Forex
Hiện nay, mô hình nến Nhật bao gồm có 3 loại mô hình cơ bản đó chính là mô hình nến Nhật đơn, mô hình cụm 2 nến và mô hình cụm 3 nến. Mỗi loại mô hình lại có đặc điểm khác nhau:
5.1. Mô hình nến Nhật đơn
Trong mô hình nến Nhật đơn lại có những mô hình nến nhỏ với những đặc điểm cơ bản đó là:
- Nến con xoay Spinning Tops
- Mô hình nến này có đặc điểm là bóng trên dài và bóng dưới cũng dài, phần thân nến nhỏ.
- Thân nến nhỏ có nghĩa là cả hai bên mua và bán đang tìm cách kiểm soát giá trong phiên giao dịch nhưng không nên nào chiếm ưu thể cả.
Nến Doji
Đây là một mô hình nến đơn với giá đóng cửa và giá mở cửa gần như là trùng với nhau. Phần thân của nến rất là nhỏ chỉ như là một đường chỉ kẻ ngang.
Mô hình nến Doji được phân ra làm Doji thường, Doji chân dài, Doji chuồn chuồn, Doji Bia mộ. Ý nghĩa của mô hình này đó chính là thể hiện sự tranh chấp rất khốc liệt giữa bên bán và bên mua. Cả hai nên đều không nắm quyền kiểm soát cho nên phần thân của mô hình thu gọn lại bằng đường chỉ ngang.
Mẹo. Bạn không cần thiết phải nhớ tên các loại nến, chỉ cần hiểu bản chất của thị trường là đang có sự tranh chấp giá.
Nến Marubozu
Mô hình nến này không có bóng nến chỉ có phần thân nến dài bao gồm có giá đóng cửa và giá mở cửa.
Trong mô hình này sẽ bao gồm Marubozu tăng và Marubozu giảm. Thể hiện sự áp đảo của bên bán nếu như là mô hình giảm giá còn thể hiện sự áp đảo của bên mua nếu như là mô hình tăng giá.
Đây là mẫu hình nến tiếp diễn xu hướng nếu thị trường đang có xu hướng. Hoặc cũng có thể là nến đảo chiều nếu như thị trường đang ở cuối 1 giai đoạn tăng/giảm giá.
Nến người treo cổ (Hanging Man) và nến búa (Hammer)
Đặc điểm chung của hai mô hình nến này đó chính là có thân nhỏ, bóng dưới dài còn bóng trên ngắn gần như là không có. Không quan trọng màu sắc, chỉ quan trọng vị trí xuất hiện của nến. Cụ thể:
Nến búa (Hammer) Xuất hiện ở cuối xu hướng giảm, báo hiệu xu hướng tăng mới có thể sắp hình thành
Nến người treo cổ (Hanging Man) Xuất hiện ở cuối xu hướng tăng, báo hiệu xu hướng giảm mới có thể sắp hình thành
Nến bắn sao
Mô hình nến bắn sao với thân nến nhỏ, bóng ở bên phải dài gấp đôi phần thân nến. Còn bóng dưới ngắn hoặc gần như là không có. Sự xuất hiện của mô hình nến này tại đỉnh của xu hướng tăng.
Nến bắn sao xuất hiện là tín hiệu của sự đảo chiều giảm, sẽ xuất hiện khi giá đang tăng và mô hình này thường không riêng lẻ và cần phải có sự kết hợp của ít nhất một cây nên sau đó. Từ đó để xác định rõ được xu hướng.
5.2. Mô hình cụm 2 nến
Trong mô hình nến Nhật cụm 2 nến này cũng có những mô hình nến nhỏ như là:
Nến nhấn chìm tăng và nến nhấn chìm giảm
Nến nhấn chìm là nến thứ thường có độ dài bao phủ toàn bộ cây nến ở trước đó. Phần nến nhấn chìm chỉ được tính phần thân chứ không tính phần râu nến.
Mô hình nến này xuất hiện ở cuối 1 xu hướng để đưa ra tín hiệu đảo chiều. Sau một thời gian tăng giá hoặc là giảm giá thì cây nến thứ 2 sẽ bao phủ toàn bộ lên cây nến thứ nhất và cho thấy phe còn lại sẽ áp đảo, dành phần thắng thế.
CHÚ Ý. Bạn hãy đọc BÀI VIẾT NÀY NGAY để biết được tuyệt chiêu giao dịch với nến nhấn chìm tăng
CHÚ Ý. Bạn hãy đọc BÀI VIẾT NÀY NGAY để biết được tuyệt chiêu giao dịch với nến nhấn chìm giảm
Nến đỉnh nhíp và nến đáy nhíp
Đây là hai nến có kích thước bằng nhau, cây nến đầu tiên sẽ theo xu hướng của cây nên trước đó, còn cây nến thứ 2 thì ngược lại với xu hướng trước đó. Bóng nến sẽ bằng nhau với đỉnh đôi của bóng nến trên, đáy đôi có bóng dưới bằng nhau.
Ý nghĩa của hai cây nến này đó chính là xuất hiện ở cuối 1 xu hướng là tăng hoặc giảm để báo hiệu xu hướng giá có thể tăng hoặc là giảm.
5.3. Mô hình cụm 3 nến
Nến sao mai , nến sao hôm
Cây nến đầu tiên là cây nến sẽ thuận theo tự nhiên cùng với xu hướng trước đó.
Cây nến thứ 2 là một cây nến Doji biểu hiện cho sự do dự của thị trường.
Cây nến thứ 3 là cây có màu ngược với cây nến thứ 1 để báo hiệu một xu hướng đảo chiều sẽ chuẩn bị được hình thành.
Ý nghĩa của cây nến này đó chính là sau khi 1 đà giá tăng thì xuất hiện cây nến thứ 2 thể hiện sự phân vân của hai phe và không có nhu cầu đẩy giá lên cao hay xuống thấp. Sự xuất hiện của cây nến thứ 3 là một trong hai phe đã chiếm phần áp đảo hoàn toàn cho nên sẽ xuất hiện xu hướng đảo chiều.
Nến 3 chàng lính trắng
Mô hình nến này đó chính là sự xuất hiện của 3 cây nến tăng giá ở trong 1 xu hướng giảm. Đây là một trong những mô hình đảo chiều mạnh khi chúng xuất hiện của phe mua đang áp đảo và xu hướng đảo chiều sẽ sắp xuất hiện.
Nến 3 con quạ đen
Mô hình này xuất hiện liên tiếp 3 cây nến giảm trong 1 xu hướng tăng. Và đây cũng là một trong những mô hình đảo chiều mạnh sẽ xuất hiện biểu hiện rằng bên phe bán đang áp đảo bên mua.
6. Cách đọc mô hình nến Nhật
Bạn có thể hiểu từng cây nến là từng nét vẽ, thì khi tập hợp lại sẽ cho ta một bức tranh toàn cảnh về thị trường. Chúng ta sẽ biết được thị trường đang trong xu hướng tăng, giảm, hay sideway? Và động lượng của giá mạnh hay yếu (Thông qua các mẫu hình nến mình đã đề cập ở trên, Nến thân to hay thân bé, râu dài hay râu ngắn…). Vì chỉ khi xác định được xu hướng và động lượng của giá thì ta mới có thể ra được quyết định giao dịch. Cái này mình sẽ chia sẻ trong 1 bài nói về xác định cấu trúc thị trường. Bạn xem nhé.
Dưới đây là 1 ví dụ về cách đọc nến, đọc cấu trúc thị trường thông qua các cây nến và mô hình nến
7. Những hạn chế của mô hình nến Nhật
Mô hình này cũng có những hạn chế cho nên những trader cần nắm bắt để không ảnh hưởng đến quá trình phân tích của mình.
- Trong thị trường không có xu hướng rõ ràng thì nến Nhật không phát huy được tối đa sức mạnh
- Nếu chưa có kinh nghiệm thì bạn sẽ khó hiểu được thị trường. Vì nó ko trực quan như dử dụng các chỉ báo kỹ thuật Indicator
- Cho dù mô hình nến nhật cung cấp nhiều thông tin hữu ích đến với các trader nhưng khung nến càng nhỏ thì những thông tin càng dễ sai lệch. Rất có thể 1 trong 2 bên sẽ tạo ra những bẫy để khiến cho những người chơi non kinh nghiệm vào lệnh giao dịch.
- Người chơi cần phải xem nhiều khung thời gian và kết hợp với nhiều chỉ báo kỹ thuật khác để có thể tránh được những rủi ro trong quá trình nghiên cứu cũng như là phân tích xu hướng thực hiện giao dịch.
Bài viết là những thông tin cơ bản nhất liên quan đến mô hình nến Nhật mà VNS365 cung cấp cho những trader đang có nhu cầu tìm hiểu. Chúc bạn thành công.
Hãy tham giá Group Telegram với Team mình để cùng giao lưu, trao đổi kinh nghiệm nhé.