Thị trường tài chính có rất nhiều chỉ số phân tích kỹ thuật cho người chơi tìm hiểu. Trong đó Chỉ Báo Bollinger Bands là một chỉ số quan trọng và được sử dụng rộng rãi nhất. Ở bài viết này, VNS365 sẽ cung cấp những thông tin liên quan đến chỉ báo này cho bạn tìm hiểu thêm.
Video Bollinger Bands là gì
Chỉ Báo Bollinger Bands là gì?
Khái niệm
Bollinger Bands là một chỉ báo kỹ thuật dùng để xác định độ biến động của giá. Nó được xác định bởi đường trung bình đơn giản (SMA) ở giữa, dải trên và dải dưới. Bollinger Bands rất linh hoạt và co giãn theo sự biến động của thị trường. Khi thị trường bị biến động, dải Bollinger tự điều chỉnh hệ mở rộng. Và thu hẹp lại khi thị trường được trở nên ổn định và biến động ít hơn.
Cấu tạo của dải Bollinger Bands
Trong một dải Chỉ Báo Bollinger Bands bao gồm có 3 phần :
- Dải giữa (Middle Band): Là đường trung bình dao động SMA 20.
- Dải trên (Upper Band): Là dải giữa cộng thêm 2 độ lệch chuẩn.
- Dải dưới (Lower Band): Là dải giữa trừ đi 2 độ lệch chuẩn
Độ lệch chuẩn là công cụ thường được sử dụng trong thống kê nhằm tìm ra sự chênh lệch của một mẫu so với giá trị trung bình của chính nó – Bạn cũng không cần quá quan tâm tới khái niệm này vì trong các công cụ giao dịch đã tích hợp và tính toán sẵn cho bạn rồi.
Những ý nghĩa của Chỉ Báo Bollinger Bands
- Những nhà đầu tư tài chính thường sử dụng Chỉ Báo Bollinger Bands nhằm xác định xu hướng của thị trường. Từ đó sẽ dự đoán khả năng là thị trường sẽ dừng lại hay tiếp tục tăng.
- Không chỉ vậy, các trader cũng xác định được thị trường trong ở giai đoạn đi ngang hoặc là đang bắt đầu cho một giai đoạn mới.
- Từ những căn cứ và phân tích cụ thể mà người chơi có thể đưa ra những chiến lược sao cho chuẩn xác cũng như tốt cho việc giao dịch của mình. Nhờ vậy mà việc vào điểm mua cũng như xác định điểm bán dễ dàng.
3. Các loại hình dạng của Bollinger Bands
Bollinger Bands siết chặt
Việc siết chặt cũng như là thu hẹp của hai đường dải dưới và trên, chúng gần khoảng cách và tiến sát tới đường SMA 20. Nó cho biết thị trường đang tích luỹ, giá đang bị nén chặt và có thể bùng nổ bất cứ lúc nào (Bùng nổ theo chiều hướng tăng mạnh, hoặc giảm mạnh tuỳ theo diễn biến thực tế chúng ta mới có thể phán đoán được)
Siết chặt luôn gắn liền với mở rộng. Khi hai hải trên và dưới chuyển hướng mở rộng thì biến động sẽ càng mạnh. Nhưng đây không phải là một tín hiệu trade bởi vì chúng không dự đoán được là xu hướng di chuyển tăng hay là giảm.
Bollinger Band mở rộng (break out)
Ở hai dải của Chỉ Báo Bollinger Bands có thể xảy ra điểm đột phá bất lúc lúc nào. Đây là một dấu mốc quan trọng để thu hút sự quan tâm của những người đầu tư. Nó cho biết thị trường đã qua giai đoạn tích luỹ và CÓ THỂ sẽ vào một xu hướng mới. Chúng ta có thể xem xét giao dịch, tuy nhiên nhiều nhà đầu tư có sự nhầm lẫn giữa việc giá bứt phá khỏi 2 dải là một tín hiệu để tham gia vào thị trường. Nhưng điểm bứt phá không hề phải là dấu hiệu rõ về xu hướng, Việc xác định được xu hướng chúng ta phải dựa trên nhiều căn cứ khác nữa.
Chỉ Báo Bollinger Bands có hạn chế gì?
Chỉ Báo Bollinger Bands cũng có những hạn chế mà những nhà đầu tư cần chú tâm để không bị ảnh hưởng.
Không thể dự đoán được xu hướng breakout giá
- Một hạn chế khá là lớn của chỉ số này đó chính là không thể dự đoán được xu hướng điểm đột phá của giá. Chỉ báo này chỉ cho biết sự biến động của thị trường như thế nào nhưng không chắc chắn được xu hướng giá phá vỡ.
=> Chính vì thế những nhà đầu tư cần phải kết hợp giữa chỉ báo này với các chỉ báo kỹ thuật khác để có thể dự đoán được tín hiệu của thị trường.
Không xác định được điểm quá bán hoặc quá mua kết thúc
- Dù thị trường có đang diễn ra là quá bán hay quá mua thì chỉ báo cũng không thể dự đoán được xu hướng bao giờ dừng lại.
=> Vì thế mà những người đầu tư luôn cần đặt điểm dừng lỗ nhằm bảo vệ tài khoản của mình hạn chế tối đa thua lỗ.
Một số trường hợp không có độ tin cậy cao
- Chỉ báo này chỉ tốt khi mà thị trường biến động ít hay là chuyển động một cách nhẹ nhàng ở trong một phạm vi nhất định. Còn khi mức giao động mạnh và nhanh thì chỉ bảo sẽ không có độ tin cậy cao nữa.
Hướng dẫn cách cài đặt Chỉ Báo Bollinger Bands trên phần mềm MT4
MT4 là một trong những phần mềm được sử dụng phổ biến hiện nay. Cách cài đặt Chỉ Báo Bollinger Bands trên phần mềm này sẽ được thực hiện theo các bước cơ bản sau:
Bước 1: Bạn mở phần mềm MT4 -> chọn Insert -> chọn Indicators -> chọn Trend -> chọn Bollinger Bands.
Bước 2: Trên màn hình sẽ hiển thị một giao diện của hộp thoại Bollinger Bands
Tại phần Parameters sẽ có số chu kỳ (period), độ lệch (Deciation), áp dụng giá đóng cửa (Apply to Close).
Bạn có thể tự thiết kế màu sắc, độ dày mỏng của Chỉ Báo Bollinger Bands ở trong mục Style.
Bạn có thể thay đổi các thông số dựa trên những chiến lược riêng của mình, nhưng có một lời khuyên là bạn không nên thay đổi mà hãy để mặc định.
Bước 3: Chọn Ok để hoàn thành.
Cách Sử dụng Chỉ Báo Bollinger Bands ?
Để có thể giúp cho người đầu tư có thể nắm bắt rõ hơn về Chỉ Báo Bollinger Bands thì bạn có thể tham khảo thêm những chiến lược giao dịch như:
Giao dịch trong kênh giá
- Bạn có thể nhận ra rằng dải dưới giống như đường hỗ trợ, dải trên là đường kháng cự.
- Khi giá tăng và đạt mức chạm vào phần dải trên thì bạn thực hiện lệnh bán, chốt lời tại dải dưới
- Khi giá giảm và chạm vào phần dải dưới thì bạn thực hiện lệnh mua, chốt lời tại dải trên
Mẹo: – Chỉ nên áp dụng phương pháp này khi thị trường đi Sideway, nếu thị trường có xu hướng rõ ràng sẽ không có hiệu quả
Chiến lược giao dịch Break Out kênh giá
Giá biến động lên xuống ở trong một phạm vi hẹp trong suốt một thời gian dài thì cũng là dấu hiệu của biến động giá. Đối với Chỉ Báo Bollinger Bands thì người chơi có thể dễ dàng nhận biết được giá biến động trong phạm vị hẹp qua khái niệm “Nút thắt cổ chai”. Khi nút thắt cổ chai xuất hiện, nó báo hiệu thị trường sắp có biến động mạnh, chúng ta hãy kiên nhẫn đợi giá breakout khỏi nút thắt này rồi mới giao dịch nhé.
Cách đặt lệnh như sau:
- Khi giá phá vỡ vượt ra khỏi vùng tích lũy thì chúng ta nên tìm kiếm cơ hội mua.
- Khi giá phá vỡ đi xuống vùng tích lũy thì nên tìm kiếm cơ hội bán.
Ngay sau đó, giá Breakout theo chiều hướng tăng và Bollinger Bands mở rộng
Lưu ý khi sử dụng Bollinger Bands
- Trong 1 xu hướng giảm, giá có xu hướng hồi về đường SMA20 ở giữa, sau đó tiếp tục giảm
- Trong 1 xu hướng tăng, giá có xu hướng hồi về đường SMA20 ở giữa, sau đó tiếp tục tăng
- Cũng giống như các chỉ báo kỹ thuật khác, Bollinger Bands cần được kết hợp với các công cụ khác. Ví dụ như RSI, MACD, Hỗ trợ, kháng cự
Thị trường luôn luôn biến động, vì vậy bạn tuyệt đối phải quản lý vốn tốt. Không có hệ thống giao dịch nào là tối ưu 100%, vì vậy bài toán quản lý vốn là bài toán mà bất kỳ trader nào cũng phải hiểu.
Mời bạn tham gia Group telegram team mình để cùng giao lưu học hỏi kinh nghiệm nhé.
SVN365 có cung cấp những thông tin liên quan đến Chỉ Báo Bollinger Bands một cách tổng quan cũng như rõ ràng nhất cho bạn tham khảo cũng như tìm hiểu thêm thông tin. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp ích cho những trader mới tham gia vào thị trường tài chính.