MACD – (Moving Average Convergence/Divergence) là một indicator vô cùng mạnh mẽ, nó giúp các Trader đưa ra những dự báo sớm về sự đảo chiều của giá và xác định điểm vào lệnh chính xác. Hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu các vấn đề xung quanh chỉ báo MACD và các ứng dụng của nó nhé.
Video MACD là gì
Chỉ báo MACD là gì?
MACD (Moving Average Convergence/Divergence) có nghĩa tiếng Việt là đường trung bình động hội tụ, phân kỳ. Chỉ báo này được Gerald Appel phát triển vào cuối những năm 70 và nó được xếp vào các loại chỉ báo muộn, dựa vào các dữ liệu đã xảy ra ở quá khứ để định giá.
MACD có 2 công dụng chính là:
- Xác định xu hướng thị trường,
- Và xác định động lượng thị trường thông qua việc phân kỳ hoặc hội tụ
Các thành phần chỉ báo MACD
So với các chỉ báo khác thì MACD có cấu tạo khá phức tạp và có 4 thành phần khác nhau, chúng liên quan mật thiết với nhau và mang những đặc điểm và ý nghĩa riêng, cụ thể như:
- Đường MACD: Giữ vai trò là xác định xu hướng giá của thị trường tăng hoặc giảm. Đây chính là kết quả hiệu số hai đường trung bình hàm mũ (đường EMA)
- Đường tín hiệu: Là EMA của MACD, kết hợp hai đường này sẽ tạo ra các tín hiệu đảo chiều tiềm năng, giúp các nhà đầu tư vào ra thị trường hiệu quả, chính xác.
- Biểu đồ histogram: Thể hiện sự hội tụ và phân kỳ, đây là biểu đồ nói về sự chênh lệch của MACD và đường tín hiệu
- Đường Zero có vai trò là đường tham chiếu nhằm đánh giá độ mạnh của một xu hướng.
Công thức tính MACD chính xác
Để tính MACD nhà đầu tư cần áp dụng công thức sau:
MACD = EMA 12 – EMA 26
Trong đó:
- EMA 12, EMA 26 là các đường trung bình động theo lũy thừa của chu kỳ 12 ngày và 16 ngày.
- Đường tín hiệu = Đường EMA(9) cuả đường MACD
- Histogram = MACD – đường tín hiệu
- Đường Zero: Là đường trung tính, dùng để tham chiếu giá trị các đường trên từ đó xác định được độ mạnh của xu hướng
Trong Forex, đường MACD có ý nghĩa gì?
Như mình đã nói ở trên, MACD có 2 ý nghĩa chính, đó là:
Dự báo xu hướng giá:
- Xu hướng tăng : Khi MACD giao với đường tín hiệu theo hướng từ dưới lên hoặc khi đường MACD cắt đường Zero từ dưới lên
- Xu hướng giảm: Khi MACD giao với đường tín hiệu theo hướng từ trên xuống hoặc đường MACD cắt đường Zero từ trên xuống.
Xác định động lượng giá nhờ tính phân kỳ/hội tụ
- Nếu giá theo xu hướng lên nhưng MACD lại hướng xuống thì đây là dấu hiệu cảnh báo động lượng tăng của giá không còn mạnh, chúng ta KHÔNG NÊN MUA nữa vì lực mua đang yếu. Rất nhiều Trader vội vàng bán theo lý thuyết và phải ôm hận
- Nếu giá theo xu hướng xuống nhưng MACD lại hướng lên, đây là dấu hiệu cảnh báo động lượng giảm của giá không còn mạnh, chúng ta KHÔNG NÊN BÁN nữa vì lực bán đã suy yếu.
- Lưu ý: Rất nhiều Trader thấy dấu hiệu phân kỳ/hội tụ và đã vội vàng giao dịch theo lý thuyết nhưng thực tế đó là sai lầm. Khi thấy xuất hiện phân kỳ, thì đó là DẤU HIỆU ĐỘNG LƯỢNG GIÁ ĐÃ GIẢM – Chứ không phải là đã hết. Nên KHÔNG THỂ vội vàng vào lệnh ngay. Chúng ta chỉ nên đứng ngoài, đợi thêm TÍN HIỆU XÁC NHẬN rồi mới giao dịch
Một số những nhược điểm của chỉ báo MACD
Mặc dù đóng vai trò quan trọng để giúp các nhà đầu tư xác định xu hướng hay cung cấp các thông tin để biết thị trường đang trong tình trạng quá mua quá bán. Tuy nhiên, MACD vẫn sẽ có một số những nhược điểm sau đây:
- Cung cấp số liệu chủ quan cho các trader. Mỗi nhà đầu tư có thể thực hiện cài đặt các chỉ số liên quan theo sở thích của mình như các chỉ số di động trung bình 12 ngày, 9 ngày hay 26 ngày. Nhưng kết quả chỉ số MACD này sẽ không đồng nhất.
- Để sử dụng thành thạo MACD các nhà đầu tư cần phải nhạy bén với thị trường, biết được chính xác khung thời gian nào MACD hoạt động hiệu quả. Đây vẫn là điều khá khó khăn và cần nhiều trải nghiệm.
- Các chỉ số MACD dễ bị lagging do trễ nhịp giao nhau giữa các đường trung bình nên đưa ra tín hiệu chậm hơn.
- Chiến lược phân kỳ động lượng có khả năng báo hiệu sự đổi chiều quá sớm khiến các trader có thể bị thua lỗ nhỏ với các lệnh thử.
- Các tín hiệu nhiễu dẫn đến thua lỗ.
Hướng dẫn cài đặt chỉ báo MACD trên nền tảng MT4
Sau khi bạn tải Metatrader 4 về máy, tiếp theo hãy thực hiện các bước như sau:
Bước 1: Vào phần mềm MT4, bạn nhấn chọn Insert chọn Indicators, => Oscillators = > MACD để thêm chỉ báo MACD.
Bước 2: Điều chỉnh các thông số vào các ô tương ứng. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể chọn thay đổi màu, nét thanh, nét đậm ở ô Signal sau đó chọn OK để kết thúc.
Cách sử dụng MACD trong giao dịch hiệu quả
Chỉ báo MACD được xem là công cụ chỉ báo khó sử dụng, tuy nhiên nếu nắm được bản chất và cách thức hoạt động thì đây chắc chắn là công cụ đắc lực mang lại hiệu quả đầu tư cao. Cụ thể các nhà đầu tư có thê tham khảo cách sử dụng chỉ số MACD theo những cách dưới đây:
1. Giao dịch khi MACD và đường Signal cắt nhau
Nếu đường MACD giao cắt với đường tín hiệu và hướng từ dưới lên đường Zero, đây chính là dự báo xu hướng thị trường đang tăng giá nên vào lúc này nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua.
Tuy nhiên nếu đường MACD giao cắt đường tín hiệu và có hướng từ trên xuống dưới đường Zero, lúc này sẽ biểu hiện xu hướng thị trường giảm nên các trader có thể đặt lệnh bán
2. Vào lệnh khi Histogram chuyển từ + sang – và ngược lại
Khi Histogram chuyển từ + sang – có nghĩa là thị trường đang trong xu hướng giảm giá, lúc này nên đặt lệnh “sell”.
Khi Histogram chuyển từ – sang + tức, khi đó thị trường đang trong xu hướng tăng giá nên đặt lệnh “buy”.
3. Vào lệnh khi MACD chuyển từ – sang + và ngược lại
Khi MACD chuyển từ – sang +, hoặc khi đường MACD cắt đường zero theo hướng từ dưới lên thì đây chính dấu hiệu thị trường tăng nên đặt lệnh buy.
Khi MACD có dấu hiệu chuyển từ + sang – , hoặc khi đường MACD cắt đường zero từ trên xuống, lúc này chứng tỏ giá thị trường đang giảm nên đặt lệnh sell.
4. Kết hợp nhiều khung thời gian trong giao dịch MACD
- D1 được dùng để xác định xu hướng, tuy nhiên khung thời gian này rộng nên trader cần kết hợp khung nhỏ hơn như H1 hoặc H4 để tìm điểm vào lệnh chính xác nhất.
Bước 1: Dựa vào D1 để xác định xu hướng của thị trường
- Nếu đường MACD cắt đường tín hiệu từ dưới lên, thì biểu hiện D1 có xu hướng tăng. Nhà đầu tư sẽ vào lệnh Buy trên khung H4.
- Ngược lại, đường MACD cắt đường tín hiệu từ trên xuống, thì biểu hiện D1 có xu hướng giảm, nhà đầu tư sẽ lựa chọn điểm vào lệnh Sell nằm trong khung H4.
Bước 2: Tìm điểm vào lệnh
- Nếu đường MACD cắt lên đường tín hiệu trên khung H4 thì thực hiện vào lệnh Buy.
- Nếu đường MACD cắt xuống đường tín hiệu trên khung H4 thì thực hiện vào lệnh Sell.
5. Giao dịch khi MACD tạo phân kỳ, hội tụ
- Khi có hiện tượng phân kỳ/hội tụ giữa giá và MACD, chúng ta cần quan sát: Vị trí phân kỳ cần nằm tại cản + xuất hiện mẫu hình nến đảo chiều hoặc tạo thành xu hướng giảm mới tại các khung thời gian nhỏ hơn
- Bạn xem ví dụ bên dưới nhé: Giá tăng tiếp cận với cản cũ, tuy nhiên MACD lại đang giảm, cho thấy sự phân kỳ giữa giá và MACD, chúng ta có thể xem xét vào 1 lệnh bán.
- Xuất hiện mẫu hình nến đảo chiều Engulging giảm, từ đó ta sẵn sàng vào 1 lệnh Sell có tỷ lệ RR rất đẹp bạn nhé.
6. Kết hợp MACD cùng các chỉ báo khác.
Trong quá trình giao dịch, mình khuyến nghị bạn nên dùng kết hợp với các chỉ báo khác để tạo hiệu quả tối đa bạn nhé.
Ví dụ: MACD là chỉ báo về động lượng giá, bạn có thể kết hợp với Bollingerban để tìm điểm đảo chiều đẹp, hoặc kết hợp với đường MA, Hỗ trợ, kháng cự… Như vậy sẽ tăng được hiệu quả tối đa bạn nhé.
Mời bạn tham gia trao đổi kinh nghiệm giao dịch cùng với Team mình thông qua
Telegram Chanel nhận thông báo
Kết luận
Trên đây là tất cả những thông tin về chỉ báo MACD chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn, tuy chỉ báo cũng có những hạn chế nhất định, tuy nhiên nếu bạn nắm rõ được cách thức cũng như ý nghĩa của nó thì đây là công cụ lý tưởng giúp bạn thành công. Hy vọng rằng nó sẽ giúp bạn nắm rõ hơn về cách sử dụng chỉ báo này trong thực hiện giao dịch trên sàn Forex. Chúc bạn thành công.