Video xu hướng thị trường
Xu hướng thị trường là gì
Xu hướng thị trường hay còn gọi là Market trend là hướng đi nhất quán của thị trường trong một khoảng thời gian nhất định. Điều đó có nghĩa là trong mỗi khung thời gian mà chúng ta nghiên cứu, thị trường đều tồn tại các xu hướng của khung thời gian đó. Có thể các xu hướng đó trùng nhau, hoặc không. Nhưng điều quan trọng là chúng ta trade ở khung thời gian nào thì bạn cần quan tâm tới xu hướng chính của khung thời gian đó
Có mấy loại xu hướng thị trường
Thị trường luôn tồn tại các trạng thái khác nhau, giá di chuyển một cách ngẫu nhiên và tạo ra các xu hướng của từng khung thời gian cụ thể. Và thị trường tồn tại 3 loại xu hướng, chính xác hơn là 3 loại trạng thái, chúng đan xen và uyển chuyển thay đổi cho nhau đến khi mọi thứ trở nên rõ ràng
- Xu hướng tăng (Uptrend): Giá tạo ra các đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, đáy sau cao hơn đáy trước. Lúc này chúng ta sẽ tìm kiếm các cơ hội BUY
Giá tạo ra cấu trúc như: Đỉnh (3) cao hơn đỉnh (1), Đáy (2) cao hơn đáy (0) . Đỉnh (5) cao hơn đỉnh (3), Đáy (4 ) cao hơn đáy (2) => Thị trường đang trong xu hướng tăng. Các bạn nên canh Buy hơn là canh Sell
- Xu hướng giảm (Downtrend): Giá tạo ra các đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước, đáy sau thấp hơn đáy trước. Lúc này chúng ta sẽ tìm kiếm các cơ hội SELL
Thị trường đang trong xu hướng giảm bởi cấu trúc đã hình thành rất rõ ràng, cụ thể: Đỉnh (2) thấp hơn đỉnh (0), đáy (3) thấp hơn đáy (1). Đỉnh (4) thấp hơn đỉnh (2), Đáy (5) thấp hơn đáy (3). Lúc này chúng ta sẽ canh bán nhé
- Không có xu hướng (Sideway): Thị trường trong trạng thái không hình thành được các đỉnh – đáy rõ ràng. Lúc này thị trường rơi vào trạng thái Sidewway. Chúng ta có 2 lựa chọn, một là đứng ngoài, 2 là giao dịch theo range SideWay đó. Nhưng cũng tùy hình thái Sideway mới có thể giao dịch được bạn nhé. Nếu chưa có kinh nghiệm thì bạn nên đứng ngoài. Tin mình đi, giao dịch khi xu hướng đã rõ ràng thì nó dễ và nhàn hạ hơn nhiều đấy.
Thị trường không tạo ra các đỉnh đáy rõ ràng, khó giao dich lắm anh em ôi. Đứng ngoài nhé.
Đặc điểm của xu hướng
Xu hướng có cấu tạo như sau: (Xu hướng nói chung, kể cả xu hướng giảm hay xu hướng tăng)
- Sóng đẩy: Nhanh , dài, mạnh và dốc
- Sóng điều chỉnh: Ngắn, hồi về yếu ớt, và có độ thoải hơn so với sóng đẩy
- Vùng điều chỉnh: Toàn bộ sóng điều chỉnh chính là vùng điều chỉnh. (Đừng lo, mình sẽ giải thích ở hình ảnh bên dưới)
- Giá có xu hướng hồi về vùng điều chỉnh sau đó mới tiếp tục di chuyển .
Các sóng thuận xu hướng chính là sóng đẩy Sóng từ (0 -> 1), sóng từ (2 ->3), sóng từ (4 – >5)
Các sóng ngược xu hướng chính là sóng điều chỉnh. (Sóng 1-> 2) Sóng từ (3 -> 4)
Vùng sóng từ đáy (1) lên đỉnh (2) là vùng điều chỉnh
Giá luôn có xu hướng hồi về vùng vùng điều chỉnh này rồi mới đi tiếp. Điều này rất quan trọng vì nắm được đặc điểm đó sẽ giúp chúng ta có cách giao dịch an toàn theo xu hướng.
Khi nào thì xu hướng đảo chiều
Như chúng ta biết, xu hướng tăng tức là giá tạo đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, đáy sau cao hơn đáy trước và ngược lại với xu hướng giảm. Và trong quá trình di chuyển đó, nó sẽ tạo ra các vùng giá quan trọng. Chỉ khi nào giá phá qua đc vùng đó thì chúng ta mới có thể suy đoán rằng xu hướng đã đảo chiều. Vậy vùng giá đó ở đâu ? Các bạn hãy xem hình ảnh dưới đây.
Xét xu hướng giảm hiện tại ( Sóng màu đỏ)
- Giá giảm từ 0 -1 – 2 – 3 – 4 – 5. Bạn thấy số (5) chính là đáy thấp nhất trong 1 xu hướng giảm, giá về đây và bắt đầu có tín hiệu tăng trở lại.
- Vì thế nên đỉnh số 4 trở thành quan trọng nhất (Vì nó là đỉnh tạo nên cái đáy thấp nhất (Đáy số (5)) Cái này là định lý rồi, đừng hỏi tại sao nhé. Các bạn chỉ cần ghi nhớ: ( Đỉnh dẫn tới đáy thấp nhất trong xu hướng giảm thì nó là KEY LEVLE và là ĐỈNH QUAN TRỌNG NHẤT trong xu hướng giảm) Chỉ khi nào giá phá qua đc đỉnh (4) thì xu hướng giảm mới kết thúc. Và Có thể giá sẽ đảo chiều . Và ở hình trên, tại số (6) thì đã ghi nhận giá phá đỉnh rồi.
- Giá phá đỉnh tạo thành xu hướng tăng hay chưa ? Chưa nhé, mới chỉ xác nhận được là xu hướng giảm đã kết thúc thôi. Tạo thành xu hướng tăng khi và chỉ khi giá tạo ra đc cái đỉnh mới cao hơn đỉnh cũ. đáy mới cao hơn đáy cũ. Mình sẽ nói chi tiết ở bài sau.
Tương tự với xu hướng tăng. Giá đảo chiều khi giá phá qua được Key Level quan trọng. Các bạn xem hình dưới để tư duy nhé.
Cách giao dịch theo xu hướng như thế nào
OKay đến đây thì các bạn đã biết được các kiến thức quan trọng như:
- Đặc điểm của xu hướng : Luôn hồi về vùng điều chỉnh rỗi mới đi tiếp
- Vùng điều chỉnh ở đâu: (Trên đồ thị chi tiết bạn sẽ nắm đc nhé).
- Và khi nào thì giá đảo chiều ( Phá qua key level)
Vì thế bạn cần xác định được : Vùng điều chỉnh, key Level. Thế là ok.
Mình khuyến nghị các bạn nên giao dịch theo cách quản lý vốn (Đọc BÀI NÀY nếu như bạn chưa rõ quản lý vốn như nào cho hiệu quả) . Và cách giao dịch sẽ đảm bảo được 3 điểm giá:
- Entry: Ko cố định (Do giá có thể hồi về bất cứ đâu trong vùng điều chỉnh)
- Stoploss: Cố định (Đặt dưới Key Level quan trọng)
- TP: Theo target ( 1R, 2R hay 3R…) hoặc TP tại cản gần nhất.
Xem ví dụ sau: Mình lấy ví dụ Các bạn chỉ TP ở đỉnh cũ. Có thể tp xa hơn nhưng cần nhiều kiến thức. Ở ví dụ mô phỏng này, chúng ta chỉ làm những thứ đơn giản thôi nhé: Có các cách đặt lệnh là:
Cách 1: Đặt Buy tại đỉnh cũ, dừng lỗ dưới Key level
Ưu điểm
Tỷ lệ khớp lệnh cao
Nhược điểm
Tỷ lệ RR rất thấp
Đánh giá
Phù hợp người mới, bởi đặt lệnh đơn giản, ko có thời gian phân tích và không có tính kiên nhẫn đợi giá hồi về sâu hơn
Cách 2: Đặt tại vùng đáy gần Key Level, dừng lỗ dưới Key Level.
Ưu điểm:
RR cao hơn cách 1
Nhược điểm:
Tỷ lệ khớp lệnh thấp hơn cách 1
Phải có thêm các kiến thức về mẫu hình nền đảo chiều, mẫu hình nến tạo đáy để biết được vùng mua/bán hợp lý. Ko thể đánh bừa bãi được
Đánh giá:
Phù hợp người có kinh nghiệm, kiến thức và kiên nhẫn
Lời kết
Như các bạn thấy, chúng ta có 2 cách vào lệnh và nó phù hợp với từng người. Cách nào cũng được nhưng các bạn phải ghi nhớ: Entry linh hoạt (Bất kể đâu trong vùng điều chỉnh) nhưng Stoploss thì luôn phải cố định, đặt sau Key Level. TP thì có thể tại đỉnh gần nhất. Hoặc nếu xa hơn thì anh em có thể sẽ phải bổ sung thêm kiến thức.
Chúc anh em một ngày giao dịch hiệu quả nhé.