Mô Hình Giá Harmonic Là Gì?Giao Dịch Mô Hình Harmonic-VNS365

Nếu bạn là người am hiểu về thị trường chứng khoán hoặc đã từng tìm hiểu về thị trường chứng khoán thì chắc chắn sẽ biết đén khái niệm mô hình giá Harmonic. Tuy nhiên trong nội dung bài viết này chúng tôi vẫn muốn tổng hợp chi tiết nhất mọi thông tin có liên quan đến mô hình giá Harmonic là gì? Đồng thời cũng xin được phân tích chi tiết ưu nhược điểm và các loại mô hình giá Harmonic thường gặp trên thị trường giao dịch Forex hiện nay.

1. Khái niệm mô hình giá Harmonic là gì

Mô hình giá Harmonic là gì?

  • Mô hình giá Harmonic ra đời lần đầu tiên vào năm 1932. Tác giá của mô hình này Harold M. Sử dụng để phân tích các chỉ số trong thị trường chứng khoán.
  • Trải qua cả một quãng đường phát triển dài cho đến thời điểm hiện tại mô hình Harmonic đã không có ít lần được nghiên cứu bổ sung thêm nhiều tính năng, qua tay nhiều nhà nghiên cứu khác nhau.
  • Cụ thể như năm 1935, sau 2 năm kể từ khi lần đầu Haroda M giới thiệu mô hình này thì Gartley đã công bố rộng rãi sự phát triển của mô hình dựa trên bản ấn Profits in The Stock Markets. Chính thức từ thời điểm này mô hình đã được phát triển mạnh mẽ và được cộng đồng phân tích trong giới đầu tư chứng khoán biến đến nhiều hơn.
  • Ở giai đoạn đầu mô hình tập trung phát triển trong thị trường phân tích chứng khoán. Ở thời điểm hiện tại thì mô hình giá Harmonic đã được áp dụng trong nhiều lĩnh vực hơn. Cụ thể như thị trường giao dịch ngoại hối và thị trường tiền mã hóa.
  • Mô hình ban đầu chỉ cấu thành từ 5 điểm cơ bản. Theo thời gian các nhà nghiên cứu, phân tích đã bổ sung thêm các đỉnh trong mô hình. Chính vì thế hiện nay mô hình giá có sự phát triển phức tạp hơn rất nhiều. Được sử dụng trên phạm vi toàn cầu.

Đặc điểm mô hình giá Harmonic qua các giai đoạn lịch sử

  • Mô hình giá Harmonic lần đầu giới thiệu trên cộng đồng phân tích chứng khoán gồm có 5 điểm cơ bản. Điểm đặc biệt là khi nối chúng với nhau chúng ta sẽ được một hình tứ giác không cân xứng.
  • Nếu mô hình nhìn giống như 2 ngọn núi xếp liền nhau. Điều đó thể hiện cho mô hình tăng giá. Cùng với điều kiện đỉnh thứ hai cao hơn đỉnh thứ nhất. Đáy thứ ba phải thấp hơn đáy thứ hai.
  • Mô hình giảm giá là khi các núi bị đảo ngược xuống dưới. Đáy thứ hai bắt buộc phải cao hơn đáy thứ nhất. Đấy thứ nhất và đỉnh thứ ba phải thấp hơn đỉnh đầu tiên.
  • Kế tiếp ở thời của Larry Pesavento mô hình giá được bổ sung thêm tỷ lệ Fibonacci. Xây dựng luật lệ giao dịch mới. Giúp cho các nhà phân tích dễ dàng nhận biết được mô hình cùng với tỷ lệ Fibonacci hơn.
  • Ở thời đại của Pesavento, Scott M. Carney và Bryce Gilmore kế thừa và hoàn thiện tiếp mô hình giá Harmonic. Sự kế thừa bở đây là bổ sung tỷ lệ Fibonacci. Bổ sung thêm quy tắc phân tích quản lý rủi ro.
  • Bổ sung thêm nhiều biến thể mô hình khác như: Mô hình con cua, mô hình cá mập, mô hình con dơi, mô hình con bướm…

2. Các mô hình giá Harmonic thường gặp và quan trọng trong giao dịch Forex

Mô hình AB = CD

Đây là mô hình đơn giản nhất trong tất cả các loại mô hình giá Harmonic. Nhận diện mô hình này cũng rất đơn giản.

Mô hình này được nối các điểm ABCD với nhau thành hình tứ giác cân. Trong đó các điểm AB sẽ bằng với CD. Mô hình này hiển thị cho một chiều xu hướng. Có thể từ giảm thành tăng hoặc ngược lại. Nếu như mô hình có sự tăng giá thì sẽ cung cấp cho nhà đầu tư rất nhiều thông tin bổ ích.

Theo đó thị trường sẽ giảm từ đỉnh A xuống đáy B. Tiếp theo giá sẽ được điều chỉnh tăng dần lên đỉnh C. Tưng ứng đợt xu hướng AB. Phân tích cụ thể mô hình AB = CD bạn sẽ có

  • Đỉnh C sẽ đạt tỉ lệ từ 0.618 – 0.786.
  • Giá giảm xuống đáy D, tỷ lệ Fibonacci thường là 1.27 – 1.618.
  • AB = CD độ dài của đoạn AB luôn luôn bằng CD.
  • Mô hình toàn tất ở điểm D, thị trường có xu hướng tăng giá. Từ đó trader đặt lệnh chọn vào.

Mô hình Gartley

Ở mô hình Gartley các chuyên gia nhận định được rằng đây là mô hình giá có những đặc điểm không khác nhiều so với mô hình giá Harmonic thời sơ khai. Chỉ là bổ sung thêm tính năng tỷ lệ Fibonacci. Phân tích mô hình Gartley bạn có những thông tin sau:

  • Giá tăng lên và dừng lại ở đỉnh A thứ nhất. Sau đó lại giảm xuống đáy B. Tỷ lệ Fibonacci tương ứng của giai đoạn này là 0.618..
  • Giá giảm dần về đáy D, lên dần ở đoạn AB thì có Fibonacci ở ngưỡng 1.27 – 1.618.
  • Giá tăng lên đỉnh C , giảm dần xuống đoạn AB thì có Fibonacci ở ngưỡng 0.382 – 0.886
  • Điểm D xuất hiện tương ứng với giá của thị trường dịch chuyển đi lên. Đây là thời điểm vàng thích hợp nhất để cho bạn đặt chọn vào Buy. Thu lợi nhuận.
  • Lúc điểm D có biểu đạt chính là lúc thị trường dịch chuyển xuống. Lúc này bạn cần đặt lệnh bán ra để bảo toàn vốn của mình.

Tóm lại ở trong mô hình giá Harmonic Gartley bạn cần phải đặc biệt chú ý đến đoạn đầu tiên của xu hướng. Chiều hướng của đoạn thẳng này sẽ quyết định trực tiếp đến xu hướng chung của thị trường. Mô hình tăng thì khả năng xu hướng trang và ngược lại.

Mô hình Con dơi

Theo các nhà phân tích thì mô hình con dơi lại có xu hướng khá giống với mô hình Gartley. Tuy nhiên tỷ lệ Fibonacci sẽ khác nhau. Đoạn đường AB sẽ có điều chỉnh ít hơn ở đoạn đường CD. Đó là điểm khác biệt lớn nhất so với mô hình Gartley. Mô hình con dơi được chia làm hai loại: Mô hình Bullish Bat và mô hình Bearish Bat.

  • Ở mô hình Bullish Bat.
  • Đoạn đường XA điều chỉnh về B tương đương với Fibonacci ở ngưỡng 0.382 – 0.5.
  • Giá tăng lên đỉnh C, Fibonacci đạt ngưỡng từ 0.382 đến 0.8886 của xu hướng giảm AB.
  • Kết thúc giảm dần về D mức Fibonacci đạt ở ngưỡng 1.618 đến 2.618
  • Ở mô hình Bearish Bat thì tất cả các chỉ số trên đầu ngược lại mô hình Bullish Bat.

Mô hình Con bướm

Ở mô hình con bướm vẫn có hình dạng tương đối giống với mô hình Gartley. Tuy nhiêm điểm D sẽ thấp hơn điểm X biểu thị cho sự tăng giá. Còn đối với điểm D cao hơn điểm X thì thể hiện cho sự giảm giá.

Ở mô hình con bướm này đã chứng minh cho sự phát triển của mô hình giá Harmonic thời điểm hiện tại. Mô hình đã bắt đầu xuất hiện nhiều điểm hơn tương đương với nhiều chỉ số phân tích hơn. Nếu như không tìm hiểu sẽ khó có thể hiểu hơn những chỉ số phân tích trong mô hình giá con bướm.
Biểu đồ thể hiện cho sự tăng giá khi:

  • Đoạn XA tăng:
  • Điều chỉnh về B sau đó giảm dần xuống XA. Đoạn này Fibonacci đạt ở nhưỡng 0.786.
  • Tăng lại về điểm C và giảm dần về AB hay AB thì Fibonacci đạt ở ngưỡng 0.382 đến 0.886.
  • Giảm dần về D và tồn tại mở rộng ở đoạn AB Fibonacci đạt ở ngưỡng 1.27 đến 1.618.
  • Biểu đồ thể hiện cho sự giảm giá đối ngược với các chỉ số bên trên. XA giảm và cuối cùng là điểm D có xu hướng giảm. Lúc này Trader có xu hướng lệch về C.

Mô hình Con cua

Ở mô hình con cua giống đến 90% so với mô hình con bướm. Điểm điều chỉnh rõ rệt nhất là đoạn AB được điều chỉnh ngắn hơn. Trong khi đó đoạn CD được điều chỉnh xa hơn.

3. Chi tiết các bước giao dịch với mô hình giá Harmonic

Xác định mô hình

Sự đầu tư có đem lại lợi nhuận hay không thì việc xác định loại mô hình là yếu tố đầu tiên. Như đã giới thiệu ở bên trên trong tất cả các loại mô hình giá Harmonic thì mô hình AB = CD là mô hình giá Harmonic đơn giản nhất. Chúng ta có thể dễ dàng phân tích được. Vì chúng chưa có nhiều các chỉ số phân tích nâng cao. Nhưng càng về sau thì mô hình lại được bổ sung thêm nhiều điểm hơn, tương ứng với nhiều chỉ số phân tích. Chính vì thế những người mới bắt đầu phân tích thị trường chứng khoán sẽ gặp khó khăn trong việc xác định mô hình giá Harmonic nào tiềm năng nhất.

Chúng ta chỉ có thể quan sát sự chuyển động về giá trên đô thị. Sua đó xác định giá đang hình thành theo mô hình nào trong 6 các mô hình trên.

Với những chuyên gia phân tích thị trường chứng khoán thì chỉ cần nhìn lướt qua cũng có thể nhận định được thị trường đang ở mô hình giá nào. Còn không chúng ta lại bắt buộc tính tỷ lệ của Fibonacci.

Tính toán theo tỷ lệ Fibonancy phù hợp

Đo tỷ lệ bạn sử dụng công cụ Fibonacci Retracement, Fibonacci Extension. Tiếp theo đó lập bảng tỷ lệ Fibonacci và đối chiếu kết quả.

Quyết định giao dịch hay không

Sau khi đã tính toán được tỷ lệ Fibonacci cuối cùng quyết định có đầu tư hay không là do bạn. Nếu như nhận thấy Fibonacci đang ở ngưỡng tỷ lệ mẫu của một trong 6 mô hình trên thì bạn xác nhận vào lệch sau khi mô hình kết thúc.

Còn nếu như nhận thấy Fibonacci không đạt được ngưỡng mình mong muốn thì bạn nên dừng lại, tiếp tục quan sát chờ đợi thời điểm vàng khác để đầu tư.

4. Phân tích các ưu điểm và nhược điểm của mô hình giá harmoniac

Đây là nội dung chính mà chúng tôi muốn nhấn mạnh đối với cộng đồng phân tích, đầu tư thị trường chứng khoán, là yếu tố quyết định bạn có nên sử dụng mô hình giá Harmonic để phân tích thị trường chứng khoán hay không?

Ưu điểm mô hình giá Harmonic

  • Giúp bạn phân tích tỷ lệ Fibonacci ở ngưỡng gần chính xác nhất.
  • Hoạt động tốt trên mọi khung thời gian khác nhau.
  • Có thể áp dụng phân tích nhiều mô hình đầu tư. Ngoài đầu tư chứng khoán có thể sử dụng để phân tích thị trường đầu tư thị trường ngoại giao hối, thị trường tiền ảo…

Nhược điểm mô hình giá Harmonic

  • Phải đo lường tỷ lệ Fibonacci ở nhiều giai đoạn khác nhau. Nếu như ai không kiên trì rất khó cho được con số Fibonacci cuối cùng.
  • Các mô hình trên Harmonic có sự tương đồng khá lớn. Nếu như không am hiểu, không có kiến thức chuyên môn rất dễ nhầm lẫn trong đầu tư. Cho những nhận định không chính xác.
  • Cần có quá trình quan sát, tập luyện thì mới cho ra được những kết quả phân tích chuyên sâu.

Mọi thông tin về mô hình giá Harmonic đã thể hiện đầy đủ trong nội dung bài viết. Quyết định cuối cùng có nên sử dụng mô hình giá Harmonic để phân tích cho dự án đầu tư của mình không vẫn là phụ thuộc vào chính bạn. Chúc các bạn luôn thành công trong mọi dự án đầu tư của mình.

BV Số:121444

Các bài viết liên quan

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *